Sau khi nhận chuyển nhượng mới phát hiện diện tích đất không đủ thì xử lý như thế nào?
- 30/08/2024
A được cấp GCN diện tích 200m2. A chuyển nhượng toàn bộ diện tích đất trên cho B, các bên đã hoàn tất việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, sau đó B đo đạc lại thì mới phát hiện diện tích đất không đủ 200m2 mà chỉ có 170m2. B yêu cầu A trả lại số tiền chuyển nhượng tương ứng với phần diện tích đất còn thiếu là 30m2 nhưng A không đồng ý.
Trường hợp 1: Việc chênh lệch diện tích trên là do sự nhầm lẫn khi A thực hiện việc đo đạc:
- A không biết về việc sai lệch diện tích trên và thực tế A chỉ có quyền sử dụng phần diện tích 170m2: Khi này thực tế tứ cận không có sự thay đổi nhưng giá trị phần đất chỉ có diện tích 170m2 đương nhiên giá trị sẽ thấp hơn diện tích mà A và B thỏa thuận. => Khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên Hợp đồng vô hiệu.
- A biết về việc sai lệch nhưng vẫn cố tình chuyển nhượng cho B: Khi này A đã biết về việc sai lệch diện tích thực tế nhưng vẫn cố tình chuyển nhượng cho B mà không nói sự việc cho B => Tìm những bằng chứng chứng minh A biết về sự sai lệch và khởi kiện để yêu cầu A bồi thường số tiền tương ứng với phần diện tích còn thiếu.
Trường hợp 2: Việc chênh lệch diện tích là do các hộ xung quanh lấn chiếm:
Phần diện tích đất bị thiếu hụt là do các hộ gia đình xung quanh lần chiếm: Khi này cần tiến hành đo đạc lại và xác định hộ gia đình lấn chiếm, sau đó thương lượng, hòa giải để tìm hướng giải quyết và khởi kiện đòi lại phần đất còn thiếu (30m2) nếu hàng xóm không hợp tác.
Theo Điều 235 và Điều 236 Luật Đất đai 2024, việc tranh chấp về quyền sử dụng đất sẽ được giải quyết theo trình tự sau:
– Thương lượng, hòa giải với người có hành vi lấn chiếm đề đòi lại phần diện tích bị lấn chiếm;
– Gửi đơn lên Ủy ban nhân dân cấp xã để tiến hành hòa giải nếu không thể tự hòa giải.
– Người bị lấn chiếm đất khởi kiện lên Tòa án nếu hòa giải không thành công
Hồ sơ khởi kiện cần chuẩn bị gồm:
– Đơn khởi kiện theo mẫu
– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất;
– Biên bản hòa giải có chứng nhận của Uỷ ban nhân dân xã và có chữ ký của các bên tranh chấp.
– Giấy tờ của người khởi kiện: Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân.
– Các giấy tờ chứng minh khác theo yêu cầu khởi kiện của bên khởi kiện (ví dụ như văn bản đo đạc, trích lục hồ sơ địa chính…)
Xem thêm:
- Thủ Tục Cấc Sổ Đỏ 2025: Hướng Dẫn Chi Tiết Từ A Đến Z
- Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Giữa Anh Em Ruột 2025: Tư Vấn, Thủ Tục, Chi Phí
- Thủ Tục Khởi Kiện Đòi Lại Đất Bị Lấn Chiếm 2025: Hồ Sơ, Mẫu Đơn, Chi Phí
- Đòi Bồi Thường Thiệt Hại Tài Sản Ra Sao? Thủ Tục, Mẫu Đơn & Chi Phí 2025
- Mức Xử Phạt Hành Vi Xây Dựng Trái Phép 2025: Quy Định, Mức Phạt, Cưỡng Chế
