Chia di sản theo di chúc chung
- 04/11/2024
Câu hỏi: Vợ chồng A và B có hai con chung là C và D (đã thành niên). Năm 2018, A và B cùng lập chung một bản di chúc chung viết tay với nội dung toàn bộ tài sản trị giá 900.000.000 đồng cho C. Năm 2019 ông A chết, bà B đổi ý không muốn cho C hưởng di sản nên đã sửa lại di chúc để cho D hưởng toàn bộ di sản. Năm 2022, B chết. C khởi kiện yêu cầu Tòa án phân chia di sản.
Trả lời:
Pháp luật hiện nay không còn quy định về di chúc chung nhưng cũng không cấm việc lập di chúc chung. Do đó, nếu di chúc thể hiện được ý chí của người chết thì vẫn được pháp luật tôn trọng.
Di chúc chung không được công chứng, chứng thực có hợp pháp không
Di chúc được lập là di chúc chung của A và B thể hiện được ý chí của cả hai là sau khi chết muốn C được hưởng di sản. Hiện nay không còn quy định về di chúc chung. Do đó, hiện nay để công chứng được di chúc chung là điều khó có thể thực hiện.
Tuy nhiên, tại khoản 4 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện:
- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Như vậy, trong trường hợp này tại thời điểm A và B lập di chúc, họ còn minh mẫn, tự nguyện lập di chúc định đoạt phần tài sản của mình thì mặc dù không được công chứng chứng thực thì di chúc vẫn hợp pháp.
Việc phân chia di sản
C khởi kiện yêu cầu phân chi di sản là có căn cứ. Từ ngày 01/01/2017, ngày Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực thì các vấn đề về di chúc chung của vợ chồng được xác đinh giống di chúc do một người lập nên hiệu lực phần di chúc của A sẽ có hiệu lực từ thời điểm A chết.
Năm 2019 A chết thì phần tài sản của A là một nữa giá trị trong khối tài sản chung: (900.000.000 đồng : 2) = 450.000.000 đồng.
Những người được hưởng di sản của A
- B: Là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc sẽ được hưởng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật theo Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015: (450.000.000 đồng : 3) x 2/3 = 100.000.000 đồng.
- C: Là người được hưởng di sản theo di chúc của A: 450.000.000 đồng – 100.000.000 đồng = 350.000.000 đồng.
Còn D sẽ được nhận di sản của B (bao gồm tài sản trong khối tài sản chung vợ chồng với A và phần di sản được hưởng từ A): 450.000.000 đồng + 100.000.000 đồng = 550.000.000 đồng.
Xem thêm: Xác định công sức của người quản lý di sản khi chia thừa kế
- Thủ Tục Cấc Sổ Đỏ 2025: Hướng Dẫn Chi Tiết Từ A Đến Z
- Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Giữa Anh Em Ruột 2025: Tư Vấn, Thủ Tục, Chi Phí
- Thủ Tục Khởi Kiện Đòi Lại Đất Bị Lấn Chiếm 2025: Hồ Sơ, Mẫu Đơn, Chi Phí
- Đòi Bồi Thường Thiệt Hại Tài Sản Ra Sao? Thủ Tục, Mẫu Đơn & Chi Phí 2025
- Mức Xử Phạt Hành Vi Xây Dựng Trái Phép 2025: Quy Định, Mức Phạt, Cưỡng Chế
