Thủ tục khai nhận di sản thừa kế
- 22/08/2024
Khai nhận di sản thừa kế là một thủ tục hành chính quan trọng nhằm xác lập quyền sở hữu tài sản đối với tài sản của người mất để lại, tuy nhiên để thực hiện thủ tục này cần thực hiện theo quy định của pháp luật về trình tự thủ tục thực hiện việc kê khai di sản thừa kế, để nắm rõ thủ tục khai nhận di sản thừa kế, mời quý vị xem qua bài viết sau.
Trình tự thủ tục khai nhận di sản thừa kế
Để nhận di sản thừa kế từ người đã khuất, người nhận di sản cần thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế. Việc thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng. Trình tự các bước khai nhận bao gồm:
- Chuẩn bị hồ sơ
Để thực hiện khai nhận di sản thừa kế tại tổ chức hành nghề công chứng, người thực hiện thủ tục cần chuẩn bị những hồ sơ sau:
– Giấy chứng tử của người đã mất (chứng minh người để lại di sản đã mất)
– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản của người đã mất
Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
– Giấy tờ chứng minh quyền thừa kế
+ Trường hợp thừa kế theo pháp luật (không có di chúc): trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế như giấy khai sinh, CCCD,…
+ Trường hợp thừa kế theo di chúc: trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc hợp lệ
– Đơn đề nghị khai nhận di sản thừa kế
– Bản kê khai di sản thừa kế
Kê khai chi tiết di sản thừa kế gồm những gì, người được thừa kế gồm những ai, thông tin cụ thể từng tài sản và từng người.- Các giấy tờ khác theo yêu cầu của công chứng viên - Công chứng viên thẩm định hồ sơ
Công chứng viên tiến hành xem xét, thẩm định các hồ sơ do người yêu cầu thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế cung cấp, nếu hồ sơ đã đầy đủ và chính xác thì công chứng viên tiến hành thụ lý công chứng. - Niêm yết thụ lý công chứng
Sau khi công chứng viên thụ lý công chứng hồ sơ, thoả thuận phân chia di sản thừa kế sẽ được niêm yết trong vòng 15 ngày tại các nơi gồm:
– Đối với bất động sản: Niêm yết tại UBND cấp xã nơi có bất động sản;
– Đối với động sản: Niêm yết tại nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trong trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú cuối cùng của người để lại di sản. - Công chứng viên lập văn bản khai nhận di sản thừa kế
Sau khi niêm yết văn bản khai nhận di sản thừa kế hợp lệ mà không có khiếu nại, tố cáo thì công chứng viên tiến hành lập và công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế. - Nộp lệ phí công chứng
Người yêu cầu khai nhận di sản thừa kế nộp lệ phí công chứng và nhận văn bản khai nhận di sản thừa kế đã được công chứng. - Nhận di sản thừa kế
Người được hưởng di sản thừa kế nộp văn bản khai nhận di sản thừa kế kèm hồ sơ liên quan đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để nhận di sản thừa kế.
Tham khảo thêm: Điều 57 Luật Công chứng 2014
Tham khảo thêm: Hồ sơ khai nhận di sản thừa kế
Tham khảo thêm: Khởi kiện tranh chấp thừa kế khi không rõ địa chỉ của đồng thừa kế khác
- Thủ Tục Cấc Sổ Đỏ 2025: Hướng Dẫn Chi Tiết Từ A Đến Z
- Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Giữa Anh Em Ruột 2025: Tư Vấn, Thủ Tục, Chi Phí
- Thủ Tục Khởi Kiện Đòi Lại Đất Bị Lấn Chiếm 2025: Hồ Sơ, Mẫu Đơn, Chi Phí
- Đòi Bồi Thường Thiệt Hại Tài Sản Ra Sao? Thủ Tục, Mẫu Đơn & Chi Phí 2025
- Mức Xử Phạt Hành Vi Xây Dựng Trái Phép 2025: Quy Định, Mức Phạt, Cưỡng Chế
