Quy trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Luật đất đai mới
- 03/08/2024
Quy trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một quá trình pháp lý quan trọng liên quan đến việc sang tên đổi chủ thửa đất. Quy trình này được quy định cụ thể trong Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Các bước cơ bản trong quá trình chuyển nhượng:
1. Tìm thửa đất theo nhu cầu, khả năng tài chính
Cần xác định mục đích mua đất để ở hay để đầu tư. Nên cân nhắc lựa chọn thửa đất phù hợp với khả năng tài chính, việc sử dụng đòn bẩy tài chính vay ngân hàng để mua đất cũng có thể được vận dụng. Tuy nhiên, để vận dụng hiệu quả thì vẫn nên tham vấn ý kiến của các chuyên gia về bất động sản hoặc luật sư chuyên về nhà đất
2. Thẩm định pháp lý đất
Nên kiểm tra, đánh giá các số liệu, thông tin trên Giấy chứng nhận (sổ đỏ/sổ hồng) kèm các điều kiện khác để một thửa đất được đưa vào hợp đồng đặt cọc, hợp đồng mua bán, cụ thể:
a. Kiểm tra, đối chiếu thông tin chủ đất:
- Chủ đất là cá nhân:
+ Giấy chứng nhận
+ Giấy tờ tùy thân
+ Sổ hộ khẩu
+ Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu có)
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (nếu có)
+ Hợp đồng ủy quyền (nếu mua đất thông qua người được chủ đất ủy quyền hoặc vợ/chồng ủy quyền cho người còn lại).
…
- Chủ đất là hộ gia đình :
+ Sổ hộ khẩu tại thời điểm cấp giấy chứng nhận
+ Giấy tờ tùy thân từng thành viên
b. Kiểm tra hình thức sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất, nội dung ghi chú, kiểm tra sơ đồ thửa đất, kiểm tra quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch lộ giới, kiểm tra hiện trạng thửa đất,…
3. Thỏa thuận hợp đồng
a. Ký hợp đồng đặt cọc:
– Bên nhận cọc là bên được đứng tên trên Giấy chứng nhận.
– Số tiền đặt cọc do các bên tự thỏa thuận. Khi nhận cọc phải có giấy biên nhận, chữ ký xác nhận.
– Thỏa thuận phạt cọc nếu bên bán không bán hoặc bên mua không mua (thỏa thuận ngày hoàn trả tiền cọc và phạt cọc)
– Thỏa thuận thời hạn đặt cọc, địa điểm, thời điểm công chứng hợp đồng mua bán đất
– Thỏa thuận những nội dung của việc mua bán đất như: giá bán, hình thức thanh toán, phương thức thanh toán, thuế, phí, lệ phí liên quan việc mua bán,…)
b. Ký hợp đồng chuyển nhượng:
Hai bên cùng thống nhất các điều khoản trong hợp đồng chuyển nhượng, bao gồm: thông tin về đất, giá chuyển nhượng, hình thức thanh toán, các điều kiện khác,… Hợp đồng phải được lập thành văn bản và có chữ ký của cả hai bên.
4. Công chứng hoặc chứng thực hợp đồng
Hợp đồng chuyển nhượng phải được công chứng hoặc chứng thực bởi cơ quan có thẩm quyền (Văn phòng công chứng hoặc UBND cấp xã nơi có đất).
5. Kê khai nghĩa vụ tài chính
Người mua phải kê khai nghĩa vụ tài chính (thuế trước bạ) tại cơ quan thuế có thẩm quyền.
6. Nộp hồ sơ sang tên
Người mua nộp hồ sơ sang tên tại Văn phòng đăng ký đất đai. Hồ sơ bao gồm:
- Hợp đồng chuyển nhượng đã công chứng/chứng thực.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bên bán.
- Các giấy tờ liên quan khác (nếu có).
7. Xử lý hồ sơ và cấp giấy chứng nhận mới
- Cơ quan đăng ký đất đai sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ và thực hiện thủ tục sang tên.
- Sau khi hoàn tất, người mua sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới.
Điều kiện để được chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Đất phải có giấy chứng nhận hợp lệ.
- Không có tranh chấp: Đất không được đang trong tình trạng tranh chấp.
- Không bị kê biên: Đất không bị cơ quan nhà nước kê biên để đảm bảo thi hành án.
- Trong thời hạn sử dụng đất: Quyền sử dụng đất phải còn hiệu lực.
Lưu ý: Nên tham khảo ý kiến của luật sư để đảm bảo mọi thủ tục được thực hiện đúng quy định và tránh rủi ro.
XEM THÊM: