Tòa án áp dụng thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai khi nào?
- 07/08/2024
Thời hiệu khởi kiện đối với những tranh chấp có liên quan đến đất đai (tranh chấp đất đai) đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan. Đây là khoảng thời gian mà người có quyền lợi bị xâm phạm có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp. Vậy Tòa án áp dụng thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai khi nào?.
Thời hiệu khởi kiện là gì?
Thời hiệu khởi kiện là khoảng thời gian mà chủ thể có quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. Nếu thời hạn này kết thúc, chủ thể sẽ mất quyền khởi kiện.
Các loại tranh chấp đất đai phổ biến
– Tranh chấp về quyền sử dụng đất: Đây là loại tranh chấp phổ biến nhất, liên quan đến việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất hợp pháp.
– Tranh chấp về ranh giới đất: Xảy ra khi có sự mâu thuẫn về ranh giới giữa các thửa đất liền kề.
– Tranh chấp đất đai là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.
– Tranh chấp phát sinh từ giao dịch dân sự: Tranh chấp khi thực hiện các giao dịch thông qua hình thức hợp đồng như chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
– Tranh chấp đất đai là di sản thừa kế.
Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai trong các trường hợp cụ thể trên
– Tranh chấp về quyền sử dụng đất: Không áp dụng thời hiệu khởi kiện.
– Tranh chấp về ranh giới đất: Không áp dụng thời hiệu khởi kiện.
– Tranh chấp đất đai là tài sản chung của vợ chồng sau ly hôn: Không áp dụng thời hiệu.
– Tranh chấp phát sinh từ giao dịch dân sự: Thời hiệu khởi kiện là 3 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
– Tranh chấp đất đai là di sản thừa kế: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Tòa án áp dụng về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai khi nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 150 Bộ luật Dân sự năm 2015, khi hết thời hạn khởi kiện mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp đất đai bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm thì mất quyền khởi kiện.
Tuy nhiên, căn cứ theo khoản 2 Điều 149 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ, việc.
Như vậy, Tòa án không đương nhiên áp dụng thời hiệu khởi kiện, nên đương sự vẫn có quyền nộp Đơn khởi kiện và hồ sơ kèm theo đến Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp. Tòa án không được từ chối nhận Đơn khởi kiện với lý do hết thời hiệu khởi kiện.
Xem thêm: Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015 về Thời hiệu
Thực tiễn áp dụng thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai
Trong thực tiễn, việc áp dụng thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai gặp nhiều khó khăn và vướng mắc. Một số vấn đề thường gặp bao gồm:
Xác định thời điểm bắt đầu thời hiệu: Thời hiệu khởi kiện được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Tuy nhiên, việc xác định chính xác thời điểm này không phải lúc nào cũng rõ ràng, dẫn đến nhiều tranh cãi.
Trường hợp không áp dụng thời hiệu: Mặc dù pháp luật quy định rõ ràng về các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện, nhưng trong thực tế, việc xác định và áp dụng đúng quy định này vẫn gặp nhiều khó khăn.
Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện: Có những khoảng thời gian không được tính vào thời hiệu khởi kiện, chẳng hạn như thời gian người khởi kiện bị trở ngại khách quan không thể thực hiện quyền khởi kiện. Việc chứng minh và xác định các khoảng thời gian này cũng là một thách thức lớn.
Trên thực tế, việc xác định thời hiệu không chỉ đơn giản là tính từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc. Nó còn phụ thuộc các yếu tố khác như thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện, bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện. Do đó, bạn có thắc mắc cần giải đáp về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai trong trường hợp cụ thể, bạn có thể liên hệ đến Luật sư 11 để được tư vấn miễn phí.
- Thủ Tục Cấc Sổ Đỏ 2025: Hướng Dẫn Chi Tiết Từ A Đến Z
- Giải Quyết Tranh Chấp Đất Đai Giữa Anh Em Ruột 2025: Tư Vấn, Thủ Tục, Chi Phí
- Thủ Tục Khởi Kiện Đòi Lại Đất Bị Lấn Chiếm 2025: Hồ Sơ, Mẫu Đơn, Chi Phí
- Đòi Bồi Thường Thiệt Hại Tài Sản Ra Sao? Thủ Tục, Mẫu Đơn & Chi Phí 2025
- Mức Xử Phạt Hành Vi Xây Dựng Trái Phép 2025: Quy Định, Mức Phạt, Cưỡng Chế
