Truy sát bạn vì tin nhắn nhạy cảm

Dương Hoài Vũ, 21 tuổi, dẫn 8 người cầm mã tấu truy sát bạn vì cho rằng anh này đã nhắn tin rủ vợ mình "đi nhà nghỉ".
Ngày 15/2, Vũ cùng 8 người bị Công an TP Thủ Dầu Một tạm giữ để điều tra hành vi Gây rối 
Nhóm thanh niên chém loạn xạ vào đồ đạc nhà nạn nhân. Video: Camera an ninh
Tại cơ quan điều tra, Vũ khai có vay tiền của bạn để làm ăn nhưng chưa trả. Ba ngày trước, anh ta nghe vợ kể người bạn này đã nhắn tin rủ đi nhà nghỉ, hứa sẽ trừ dần tiền nợ, nên bực tức.
Để dằn mặt chủ nợ, Vũ gọi thêm 8 người mang mã tấu, dao... đến nhà anh này ở phường An Thạnh, TP Thuận An. Thấy chủ nhà ngồi trước cửa, cả nhóm xông vào chém. Nạn nhân kịp bỏ chạy vào trong, khóa cửa. Nhóm Vũ chém loạn xạ vào cổng, xe máy, bàn ghế phía trước hiên rồi bỏ đi.
Trích xuất camera an ninh, cảnh sát xác định được danh tính nhóm Vũ, bắt giữ.
Vậy, nhóm của Vũ bị bắt vì căn cứ nào?
 

Gây rối trật tự công cộng là gì?

Gây rối trật tự công cộng là hành vi cố ý làm mất tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng và có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.

Gây rối trật tự cộng biểu hiện qua các hành vi cụ thể như:

- Lời nói, cử chỉ thiếu văn hóa xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm người khác;
- Hành vi phá phách hoặc làm ô uế các công trình, thiết bị nơi công cộng;
- Hò hét, tạo tiếng động gây âm ĩ, đua xe máy trái phép;
- Tụ tập đánh nhau...
Các hành vi gây rối trật tự công cộng được thực hiện ở những địa điểm như rạp chiếu phim, rạp hát, sân vận động, công viên, đường phố,... Ở đó, các hoạt động chung được diễn ra thường xuyên hoặc không thường xuyên.
Như vậy, hành vi gây rối trật tự công cộng là hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng. Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm mà người thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xử lý vi phạm hành chính về vi phạm về trật tự công cộng
Theo Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, các hành vi gây rối trật tự công cộng bị xử lý như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
- Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;
- Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.
Phạt tiền từ 500.000 - 01 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;
- Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;
- Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;
- Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
- Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;
- Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời”;
- Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác.
Phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;
- Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;
- Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;
- Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án;
- Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế;
- Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;
- Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
- Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức;
- Tập trung đông người trái pháp luật tại nơi công cộng hoặc các địa điểm, khu vực cấm;
- Tổ chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người nước ngoài trái với thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Viết, phát tán, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân;
- Tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”.
Phạt tiền từ 03 - 05 triệu đồng khi gây rối trật tự công cộng thuộc một trong hai trường hợp: Có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ; Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán "đèn trời".
Theo quy định trên, các hành vi gây rối trật tự công cộng có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đến 05 triệu đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng       

Điều 318 Bộ luật Hình sự quy định, người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 05 - 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Khung tăng nặng của tội này là bị phạt tù từ 02 - 07 năm khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Phạm tội có tổ chức;
- Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
- Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
- Xúi giục người khác gây rối;
- Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
- Tái phạm nguy hiểm.
Như vậy, người phạm tội gây gối trật tự công cộng có thể bị phạt tiền đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm, phạt tù đến 07 năm.
Tóm lại, gây rối trật tự công cộng có thể bị phạt tiền đến 05 triệu đồng khi bị xử lý vi phạm hành chính hoặc phạt tiền đến 50 triệu đồng, phạt tù đến 07 năm khi bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Huỷ hoại tài sản là gì?

Hủy hoại tài sản là cố ý làm cho tài sản của người khác mất giá trị sử dụng ở mức độ không còn hoặc khó có khả năng khôi phục lại được.
Huỷ hoại tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm quyền sở hữu của người khác.

Quy định về tội huỷ hoại tài sản theo Bộ luật Hình sự 2015

Theo Điều 178 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định
" Điều 178. Tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Tài sản là bảo vật quốc gia;
d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Để che giấu tội phạm khác;
e) Vì lý do công vụ của người bị hại;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
4. Phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm."
Như vậy, có thể thấy:
Tại khoản 1 Điều 178 BLHS thì các hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản chỉ bị coi là phạm tội khi giá từ 02 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc giá trị tài sản trị giá dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm; Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; Tài sản là di vật, cổ vật. Như vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 178 BLHS thì có các trường hợp phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản sau đây:
+ Trường hợp thứ nhất, phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản do thực hiện hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác có giá trị từ 02 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng. Đây là trường hợp người phạm tội một lần thực hiện hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản có giá trị từ 02 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng. Theo quy định của BLHS, thì hành vi vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản sản có giá trị từ 02 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều 178 BLHS.
+ Trường hợp thứ hai, phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản do đã bị xử phạt hành chính về hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản mà còn vi phạm. Đây là trường hợp đã bị xử phạt hành chính về hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, nay lại có hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản có giá trị dưới 02 triệu đồng.
Phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản vì hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là di vật, cổ vật. Đây là trường hợp hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là các đối tượng nêu trên không phụ thuộc vào giá của tài sản đó. Trong đó,di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học; cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khhoa học và có từ một trăm năm tuổi trở lên.
+ Trường hợp thứ ba, phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản do đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. Đây là trường hợp một người sau khi bị kết án về một trong các tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản , chưa được xóa an tích, nay lại thực hiện hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trị giá dưới 02 triệu đồng.
+ Trường hợp thứ tư, phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản do gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Đây là trường hợp thực hiện hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản có giá trị dưới 02 triệu đồng nhưng gây ra ảnh hưởng xấu (rất xấu hoặc đặc biệt xấu) đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
+ Trường hợp thứ năm, phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản do tài sản bị chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
+ Trường hợp thứ sáu, Tài sản là di vật, cổ vật .
 
Các trường hợp phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản có giá trị dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại một trong các điểm a, b, c, đ khoản 1 Điều luật này, tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm thực hiện hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản có giá trị dưới hai triệu đồng.
Điều 178 BLHS quy định bốn khung hình phạt đối với người phạm tội:
- Khung hình phạt quy định hình phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm áp dụng đối với người phạm tội không có tình tiết tăng nặng định khung hình phạt.
- Khung hình phạt quy định hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm áp dụng đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây: Có tổ chức; Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng; Tài sản là bảo vật quốc gia; Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; Để che dấu tội phạm khác; Vì lý do công vụ của người bị hại; Tái phạm nguy hiểm. Trong đó:
+ Dùng chất nổ, chất cháy phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là trường hợp thực hiện các hành vi phạm tội nêu trên bằng chất nổ hoặc chất cháy. Chất nổ là chất có khả năng gây nên một phản ứng hóa học nhanh, mạnh, các loại thuốc nổ, dây nổ, dây cháy chậm, thuốc phóng v.v…Chất cháy là chất có đặc tính tự bốc cháy khi tiếp xúc với ô xi trong không khí, nước hoặc khi có tác động của các yếu tố khác và những chất dễ bị bốc cháy ở nhiệt độ cao, diêm tiêu, phốt pho, thuốc đạn…
Dùng thủ đoạn nguy hiểm khác phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là: sử dụng vũ khí, phương tiện nguy hiểm; sử dụng thuốc ngủ, thuốc mê với liều lượng có thể nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người đang quản lý, trông coi để thực hiện việc hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản được dễ dàng.
+ Để che giấu tội phạm khác là trường hợp hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản nhằm mục đích che dấu một tội phạm khác đã được thực hiện. Tài sản hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng có thể là những vật, tiền bạc có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội, bao gồm: vật, tiền bạc là công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội; vật, tiền bạc do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; vật khác mang dấu vết của tội phạm mà người hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng nhằm mục đích che giấu.
+ Vì lý do công vụ của người bị hại là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản xuất phát từ việc người chủ sở hữu hoặc quản lý tài sản thực hiện công vụ của mình. Mục đích của việc hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là để trả thù người sở hữu hoặc người quản lý tài sản.
+ Để hiểu thế nào là phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản có tổ chức, gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng, tài sản là bảo vật quốc gia, tái phạm nguy hiểm.
– Khung hình phạt quy định hình phạt tù từ 05 năm đến 10 năm áp dụng đối với người phạm tội gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ 200 triệu đồng đồng đến dưới 500 triệu đồng.
– Khung hình phạt quy định hình phạt tù từ 10 năm đến 20 năm áp dụng đối với người phạm tội gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 500 triệu đồng trở lên.
– Khung hình phạt bổ sung, quy định hình phạt bổ sung là người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Các yếu tố cấu thành tội huỷ hoại tài sản theo Điều 178 BLHS 2015

3.1. Khách thể của tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
Khách thể của tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản cũng tương tự như các tội xâm phạm quyền sở hữu khác, nhưng tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu, đây cũng là một điểm khác với các tội có tính chất chiếm đoạt như cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, đặc điểm này được thể hiện trong cấu thành tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản nhà làm luật không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ là tình tiết định khung hình phạt. Vì vậy, nếu huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản mà gây chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà xác định người phạm tội đã gây ra hậu quả nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, nếu huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản nhằm mục đích xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ của con người thì hành vi huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trở thành thủ đoạn của hành vi giết người hoặc cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
3.2. Chủ thể của tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
Chủ thể của tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là chủ thể thường. Nghĩa là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đều có thể trở thành chủ thể của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Tuy nhiên, người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, vì tội phạm này có hai khoản nhưng không có trường hợp nào quy định là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3.3. Mặt khách quan của tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
Hành vi phạm tội: Do điều luật quy định hai hành vi phạm tội khác nhau nên mỗi hành vi phạm tội có hành vi khách quan khác nhau.
Huỷ hoại tài sản là làm cho tài sản mất hẳn giá trị sử dụng không thể khôi phục lại được và như vậy toàn bộ giá trị tài sản không còn. Ví dụ: Đốt cháy một căn nhà, một chiếc xe ôtô cháy thành tro bụi. Tuy nhiên, trong một chừng mực nhất định thì sự phân biệt rạch ròi hành vi huỷ hoại với hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản không phải trong trường hợp nào cũng được xác định khác nhau hoàn toàn. Sự khác biệt giữa huỷ hoại và cố ý làm hư hỏng tài sản chủ yếu căn cứ vào hậu quả của hành vi gây ra đối với tài sản, nếu tài sản bị hư hỏng hoàn toàn không có khả năng khôi phục thì coi là huỷ hoại, nếu tài sản không bị mất hẳn giá trị sử dụng và có khả năng khôi phục lại toàn bộ hoặc một phần giá trị sử dụng thì coi là cố ý làm hư hỏng tài sản.
Làm hư hỏng tài sản là làm giảm đáng kể giá trị sử dụng của tài sản và giá trị sử dụng bị giảm đó có thể khôi phục được (có thể khôi phục lại như cũ, nhưng có thể chỉ khôi phục lại được một phần). Ví dụ đập vỡ kính xe, đập vỡ tường nhà,...
Hành vi huỷ hoại hoặc làm hư hỏng tài sản được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau tuỳ thuộc vào thủ đoạn mà người phạm tội thực hiện như: Đốt cháy, đập phá, dùng thuốc nổ, dùng chất độc, hoá chất hoặc lợi dụng thiên tai để huỷ hoại tài sản…Thực tiễn xét xử cho thấy có những trường hợp nếu chỉ căn cứ vào hành vi thì khó xác định đó có phải là hành vi huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản hay không nhưng nếu không coi là huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng thì khó có thể xác định người phạm tội phạm tội gì.
Hậu quả và mối quan hệ nhân quả: Khác với những quy định của các Bộ luật Hình sự trước đây, Bộ luật Hình sự năm 2015 không quy định hậu quả của hành vi là yếu tố bắt buộc cấu thành tội phạm mà quy định những loại tài sản mà người phạm tội khi thực hiện hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng đối với những tài sản này sẽ bị truy cứu trách nhiệm về tội này đó là: tài sản có trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên, tài sản là di vật, cổ hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa hoặc tài sản trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại
3.4. Mặt chủ quan của tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
Người phạm tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản thực hiện hành vi phạm tội của mình với lỗi cố ý.Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra hoặc người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Mục đích của người phạm tội là mong muốn huỷ hoại hoặc làm hư hỏng tài sản của người khác. Ngoài mục đích này, người phạm tội không có mục đích nào khác và mục đích này cũng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Nếu người phạm tội có mục đích khác, còn việc huỷ hoại tài sản hoặc làm hư hỏng tài sản chỉ là phương pháp để đạt được mục đích khác thì không phạm tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản mà tuỳ trường hợp cụ thể mà người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội tương ứng.
 

Hi vọng nội dung tư vấn giúp ích cho bạn.
Lưu lại thông tin của luật sư và add Zalo để liên hệ khi cần.
Luật sư Nguyễn Thành Huân (Luật sư Huân 11)
Giám đốc Eleven Law Firm (285/74 Cách Mạng Tháng 8, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh)
Điện thoại: 0979 800 000
Email: luatsuhuan11@gmail.com
0.0 Đánh giá
5 0% | 0 đánh giá
4 0% | 0 đánh giá
3 0% | 0 đánh giá
2 0% | 0 đánh giá
1 0% | 0 đánh giá

Nạn nhân là 3 em: B. (13 tuổi); A. (14 tuổi) và N. (15 tuổi) cùng ngụ xã Phú Tân, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.   Theo cáo trạng, từ tháng 3-4.2022, 3 em gái trên đến Công an...

Theo thông tin từ Công an huyện Thống Nhất (Đồng Nai), tính đến ngày 27/5, đã có 228 người trình báo bị vỡ hụi với tổng số tiền hơn 45 tỷ đồng. Đây là vụ vỡ hụi quy mô lớn xảy ra tại xã...

Luật sư cho rằng cần cấm nuôi chó Pitbull Pitbull là giống chó gì? Theo Wikipedia, Pitbull là một giống chó nhà có nguồn gốc từ châu Mỹ, được nuôi ở Anh và nuôi để làm vật...

Chính phủ yêu cầu cấp "sổ đỏ" cho condotel, biệt thự du lịch, officetel       Ngày 15/5, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) vừa có công văn gửi UBND các tỉnh, thành...

Chủ con chó Pitbull cắn chết cụ bà trong nhà có phải đi tù không?   Vừa qua, xảy ra vụ con chó Pitbull nuôi trong nhà, sau khi được thả ra để cho ăn đã tấn công bà Cụ Đ.T.V (82 tuổi,...

Cướp 168 Bitcoin và nhận án cao nhất   Vừa qua (16/5), TAND TP HCM đã tuyên án chung thân cho Hồ Ngọc Tài và Trần Ngọc Hoàng về tội cướp Bitcoin của một doanh nhân. Hai cựu cảnh sát và...

Tại sao Bitcoin không phải là tài sản nhưng cướp Bitcoin lại vào tù? Cướp tiền ảo nhưng ngồi tù thật     Vừa qua (16/5), TAND TP HCM đã tuyên án chung thân cho Hồ Ngọc Tài...

Chậm nộp phạt vi phạm giao thông sẽ bị tính "lãi ngày" như thế nào?   Khi chậm nộp phạt hành chính, bạn sẽ bị tính thêm 0,05%/ngày trên số tiền chưa nộp. Nhưng bao lâu...

Cố ý gây thương tích, một cô giáo mầm non ở Kiên Giang bị khởi tố Chiều 6/3, theo nguồn tin riêng của Dân trí cho biết, Cơ quan CSĐT Công an TP Rạch Giá (Kiên Giang) đã ra quyết định khởi tố...

1

 

0979800000