Trường hợp nào Thẩm phán ra quyết định đình chỉ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng?

Thẩm phán được phân công phải kiểm tra hồ sơ đề nghị về các nội dung sau đây: Tài liệu trong hồ sơ đề nghị theo quy định tại khoản 2 Điều 100, khoản 2 Điều 102 hoặc khoản 2 Điều 104 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;

Thời hạn Thẩm phán ra quyết định đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng là bao lâu?

Căn cứ Điều 13 Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 quy định như sau:
 
Kiểm tra hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
1. Thẩm phán được phân công phải kiểm tra hồ sơ đề nghị về các nội dung sau đây:
a) Tài liệu trong hồ sơ đề nghị theo quy định tại khoản 2 Điều 100, khoản 2 Điều 102 hoặc khoản 2 Điều 104 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
b) Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
c) Đối tượng bị đề nghị, thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
2. Trường hợp cần làm rõ tình trạng sức khỏe, tâm lý, điều kiện sống, học tập, làm việc của người bị đề nghị, Thẩm phán có thể tham vấn ý kiến của chuyên gia y tế, tâm lý, giáo dục, xã hội học, đại diện cơ quan, tổ chức nơi người bị đề nghị làm việc, đại diện nhà trường nơi người bị đề nghị học tập, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận nơi người bị đề nghị cư trú và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
3. Thẩm phán có văn bản yêu cầu tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý cử trợ giúp viên pháp lý, luật sư hoặc Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử luật sư trong trường hợp người bị đề nghị là người chưa thành niên quy định tại khoản 3 Điều 2 của Pháp lệnh này.
4. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, căn cứ vào kết quả kiểm tra hồ sơ, Thẩm phán phải quyết định về một trong các nội dung sau đây:
a) Yêu cầu bổ sung tài liệu;
b) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
c) Mở phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Như vậy, Thẩm phán phải ra quyết định đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân côn

Những trường hợp nào Thẩm phán ra quyết định đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng?

Theo Điều 16 Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 quy định về các trường hợp Thẩm phán ra quyết định đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa như sau:
 
Đình chỉ, tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính
1. Thẩm phán ra quyết định đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Hết thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 6 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
b) Người bị đề nghị đã chết;
c) Người bị đề nghị không thuộc đối tượng áp dụng biện pháp xử lý hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 92, khoản 1 Điều 94 hoặc khoản 1 Điều 96 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
d) Người bị đề nghị thuộc trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 92, khoản 2 Điều 94 hoặc khoản 2 Điều 96 của Luật Xử lý vi phạm hành chính;
đ) Người đề nghị rút đề nghị;
e) Người bị đề nghị đã có bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đối với hành vi bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
g) Người bị đề nghị đang chấp hành hình phạt tù, đang chờ chấp hành hình phạt tù hoặc hình phạt tử hình theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
h) Người bị đề nghị mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên.
2. Thẩm phán ra quyết định tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Hành vi vi phạm pháp luật của người bị đề nghị có dấu hiệu tội phạm và Tòa án phải chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự xem xét hoặc người bị đề nghị đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi đó;
b) Khi phát sinh tình tiết mới về tình trạng sức khỏe, tâm thần của người bị đề nghị và cần yêu cầu người đề nghị tiến hành trưng cầu giám định.
3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày lý do tạm đình chỉ quy định tại khoản 2 Điều này không còn thì Tòa án ra quyết định tiếp tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc quyết định đình chỉ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo quy định của Pháp lệnh này.
Theo đó, các trường hợp Thẩm phán ra quyết định đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng như sau:
 
- Hết thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
 
- Người bị đề nghị đã chết;
 
- Người bị đề nghị không thuộc đối tượng áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
 
- Người bị đề nghị thuộc trường hợp quy định như sau:
 
+ Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
 
+ Người đang mang thai có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên;
 
+ Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
 
- Người đề nghị rút đề nghị;
 
- Người bị đề nghị đã có bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đối với hành vi bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
 
- Người bị đề nghị đang chấp hành hình phạt tù, đang chờ chấp hành hình phạt tù hoặc hình phạt tử hình theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
 
- Người bị đề nghị mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên.
 

Quyết định đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng của Tòa án có hiệu lực từ khi nào?

Tại quy định Điều 24 Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 quy định về hiệu lực quyết định đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng như sau:
 
Hiệu lực các quyết định của Tòa án
1. Quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính, quyết định áp dụng biện pháp giáo dục dựa vào cộng đồng, quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị quy định tại Điều 32 của Pháp lệnh này mà không có khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị.
2. Các quyết định của Tòa án quy định tại Chương này, trừ các quyết định quy định tại khoản 1 Điều này có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.
Như vậy, Quyết định đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng của Tòa án có hiệu lực từ ngày hết thời hạn khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị mà không có khiếu nại, kiến nghị, kháng nghị.
 
Pháp lệnh 03/2022/UBTVQH15 sẽ có hiệu lực từ ngày 01/02/2023
0.0 Đánh giá
5 0% | 0 đánh giá
4 0% | 0 đánh giá
3 0% | 0 đánh giá
2 0% | 0 đánh giá
1 0% | 0 đánh giá

Đánh bài vào dịp Tết Âm lịch bị phạt có nặng không? Căn cứ vào Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi đánh bạc trái phép như sau: Hành vi đánh bạc trái...

Những trường hợp nào xe máy chạy chậm sẽ bị xử phạt? Mức xử phạt là bao nhiêu? Căn cứ theo điểm q khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm d khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi...

Trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc được thăm gặp thân nhân mỗi tháng mấy lần? Theo quy định Điều 39 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định về chế độ thăm gặp thân nhân của trại viên cơ sở giáo dục bắt...

Biện pháp khám phương tiện vận tải có phải là một trong các phương pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính? Căn cứ Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định...

Các hình thức kỷ luật đối với trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc vi phạm nội quy là gì? Theo Điều 38 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định về các hình thức kỷ luật đối với trại viên vi phạm nội quy...

Vậy tự chế pháo nổ dịp Tết Nguyên đán 2023 bị xử phạt hành chính như thế nào? Tại Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo đã có quy định nghiêm cấm...

Việc ra quyết định khám người theo thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của những đối tượng nào? Căn cứ khoản 2 Điều 127 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy đinh về việc khám người theo thủ tục...

Trường hợp nào áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc? Căn cứ Điều 94 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (một số quy định được sửa đổi bởi khoản 48 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm...

18 hành vi nào bị nghiêm cấm đối với học sinh trường giáo dưỡng? Căn cứ tại Điều 2 Nội quy trường giáo dưỡng ban hành kèm theo Thông tư 47/2022/TT-BCA quy định 18 hành vi sau bị nghiêm cấm đối với...

1

 

0979800000