Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền
Nếu phát hiện Cơ quan điều tra tiếp nhận tin báo về tội phạm không đúng thẩm quyền thì Kiểm sát viên có trách nhiệm gì?
Khi phát hiện tin báo về tội phạm không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra có trách nhiệm gì
Thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố...2. Trường hợp phát hiện tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.Viện kiểm sát có trách nhiệm chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố kèm theo tài liệu có liên quan đã tiếp nhận cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.Trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều 145 của Bộ luật này thì trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày Viện kiểm sát có yêu cầu, cơ quan có thẩm quyền đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đó phải chuyển hồ sơ có liên quan cho Viện kiểm sát để xem xét, giải quyết....

Nếu phát hiện Cơ quan điều tra tiếp nhận tin báo về tội phạm không đúng thẩm quyền thì Kiểm sát viên có trách nhiệm gì?
Kiểm sát việc tiếp nhận, phân loại, việc chuyển tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố để giải quyết theo thẩm quyền1. Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ việc tiếp nhận, phân loại của Cơ quan có thẩm quyền điều tra đối với tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.Trường hợp phát hiện việc tiếp nhận, phân loại của Cơ quan có thẩm quyền điều tra chưa chính xác, Kiểm sát viên cần kịp thời báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện để trao đổi với Cơ quan có thẩm quyền điều tra khắc phục.2. Quá trình kiểm sát việc tiếp nhận, phân loại, kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Cơ quan có thẩm quyền điều tra mà thấy không thuộc thẩm quyền, Kiểm sát viên phải báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện có văn bản yêu cầu cơ quan đã tiếp nhận, đang tiến hành kiểm tra, xác minh chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết; đồng thời thông báo đến Viện kiểm sát có thẩm quyền để thực hiện việc kiểm sát.3. Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều 150 Bộ luật Tố tụng hình sự.
- Phải báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện có văn bản yêu cầu cơ quan đã tiếp nhận, đang tiến hành kiểm tra, xác minh chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
- Đồng thời thông báo đến Viện kiểm sát có thẩm quyền để thực hiện việc kiểm sát.
Khi có sự tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì xử lý ra sao?
- Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố do Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết. Tranh chấp thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra do Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết.
- Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố giữa các Cơ quan điều tra cấp tỉnh, giữa các Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu do Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương giải quyết.
- Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố giữa các Cơ quan điều tra cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau, giữa các Cơ quan điều tra quân sự khu vực thuộc các quân khu khác nhau do Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu nơi đầu tiên tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố giải quyết.
- Tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố giữa các Cơ quan điều tra của Công an nhân dân, Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao giải quyết.
Cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp tại trại giam thuộc Bộ Quốc phòng thì phải đạt tiêu chuẩn gì? Theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 182/2019/TT-BQP quy định về cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức thăm gặp như...
Cơ quan nào có nhiệm vụ tiếp nhận văn bản thông báo về tình hình tiếp nhận và thực hiện giám định tư pháp lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn? Căn cứ tại khoản 2 Điều...
Trong giai đoạn truy tố, quyết định ban hành biện pháp kê biên tài sản có còn thuộc về Cơ quan điều tra không? Theo khoản 1 Điều 24 Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định thực hành quyền công tố,...
Phạm nhân có thể liên lạc điện thoại với thân nhân khi đang chấp hành án tại trại giam Bộ Quốc phòng không? Căn cứ khoản 1 Điều 13 Thông tư 182/2019/TT-BQP quy định về việc phạm nhân liên lạc...
Phó thủ trưởng cơ quan điều tra có được quyền thay đổi Điều tra viên của vụ án hình sự không? Căn cứ khoản 1 Điều 36 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau: Nhiệm vụ, quyền hạn và...
Trình tự thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn như thế nào? Căn cứ tại khoản 1 Điều 14 Thông tư 20/2022/TT-BNNPTNT quy định như sau: Thực hiện giám...
Động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm và sản phẩm của chúng theo quy định pháp luật Hình sự là gì? Căn cứ vào khoản 3 Điều 2 Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP và khoản 6 Điều 2 Nghị...
Trường hợp phát hiện Cơ quan có thẩm quyền điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động xác minh tin báo về tội phạm thì Kiểm sát viên có trách nhiệm gì? Căn cứ khoản 1...
Việc kháng nghị quyết định hình sự sơ thẩm chưa có hiệu lực theo thủ tục phúc thẩm được thực hiện khi có những căn cứ nào? Căn cứ khoản 1 Điều 37 Quy chế công tác thực hành quyền công tố,...
