Mua bán trái phép chất ma túy bị xử lý thế nào?

(Luật Sư 11) - Ngày 12/3, lực lượng cảnh sát phòng chống tội phạm ma túy và Công an huyện Văn Bàn phát hiện, bắt giữ nhóm đối tượng buôn bán, vận chuyển trái phép quả, cành tươi cây thuốc phiện.

Mua bán trái phép chất ma túy bị xử lý thế nào?

Theo thông tin từ Công an tỉnh Lào Cai, khoảng 3 giờ 5 phút ngày 10/3 tại khu vực tổ dân phố số 8, thị trấn Khánh Yên, huyện Văn Bàn (tỉnh Lào Cai), Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an tỉnh Lào Cai phối hợp cùng Công an huyện Văn Bàn phát hiện ô tô bán tải biển kiểm soát 24C-097.69 đang đỗ ven đường có biểu hiện vận chuyển chất cấm.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên xe có Đinh Hồng Quang (SN 1986, hộ khẩu thường trú tại phường Bình Minh, thành phố Lào Cai), Phạm Văn Phiếm (sinh năm 1987, hộ khẩu thường trú tại phường Cốc Lếu, thành phố Lào Cai), thu giữ trên ô tô 8 bao tải, bên trong chứa quả và cành tươi cây thuốc phiện, cùng một số tài liệu liên quan.
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Lào Cai phối hợp cùng các lực lượng đã tiến hành trưng cầu giám định đối với 51kg quả cây thuốc phiện tươi và  25,6kg cành tươi cây thuốc phiện.
Mở rộng điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Lào Cai đã thi hành lệnh giữ và bắt người trong trường hợp khẩn cấp đối với đối tượng Vũ Ngọc Tuyến (sinh năm 1987, hộ khẩu thường trú tại xã Đồng Tuyển, thành phố Lào Cai) và Đinh Hoàng Anh (sinh năm 1988, trú tại phường Lào Cai, thành phố Lào Cai), về hành vi mua bán trái phép chất ma túy. 
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Lào Cai đang tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc để xử lý theo quy định của pháp luật.

Mua-ban-trai-phep-chat-ma-tuy

Thế nào là mua bán trái phép chất ma túy?

Áp dụng tinh thần tại tiểu mục 3.3 mục 3 Phần II Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP thì hành vi mua bán trái phép chất ma túy (hay còn gọi là buôn bán ma túy) là một trong các hành vi sau:
- Bán trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có) bao gồm cả việc bán hộ chất ma túy cho người khác để hưởng tiền công hoặc các lợi ích khác;
- Mua chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
- Xin chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
- Dùng chất ma túy nhằm trao đổi thanh toán trái phép (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy do đâu mà có);
- Dùng tài sản không phải là tiền đem trao đổi, thanh toán, … lấy chất ma túy nhằm bán lại trái phép cho người khác;
- Tàng trữ chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác;
- Vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép cho người khác.
Người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức cho người thực hiện một trong các hành vi mua bán trái phép chất ma túy nêu trên đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội mua bán trái phép chất ma túy.

Mua bán trái phép chất ma túy theo pháp luật Việt Nam

Căn cứ Điều 251 BLHS thì:
“Điều 251. Tội mua bán trái phép chất ma túy
1. Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho người dưới 16 tuổi;
g) Qua biên giới;
h) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;
i) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;
k) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;
l) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;
m) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
n) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;
o) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;
p) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm h đến điểm o khoản này;
q) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;
b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;
c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;
d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;
đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;
e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;
g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;
h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;
b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;
c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên;
d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;
đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;
e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;
g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;
h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Xác định tổng khối lượng hoặc thể tích các chất ma túy trong trường hợp các chất ma túy không được quy định trong cùng một điểm thuộc các khoản của một trong các Điều 248, 249, 250, 251, 252 BLHS.
Căn cứ khoản 4 Điều 5 Nghị định 19/2018/NĐ- CP
“4. Trường hợp các chất ma túy đều có khối lượng hoặc thể tích dưới mức tối thiểu đối với từng chất đó theo quy định tại khoản 4 của một trong các Điều 248, 249, 250, 251, 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015, trong đó có ít nhất một chất ma túy có khối lượng hoặc thể tích thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 của một trong các điều này thì xác định tổng khối lượng hoặc thể tích các chất ma túy theo trình tự như sau:
a) Tính tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của từng chất ma túy so với mức tối thiểu đối với từng chất đó được quy định tại khoản 4 của một trong các Điều 248, 249, 250, 251, 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015. Sau đó cộng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của từng chất ma túy lại với nhau để xác định tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy.
b) Căn cứ vào tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy đã được xác định tại điểm a khoản này để xác định tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy thuộc trường hợp quy định tại khoản nào của một trong các Điều 248, 249, 250, 251, 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015 theo nguyên tắc:
Nếu tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy dưới 100%, thì tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy thuộc trường hợp quy định tại điểm e khoản 3 Điều 248 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 3 Điều 249 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 3 Điều 250 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 3 Điều 251 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 3 Điều 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015.
Nếu tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy từ 100% trở lên, thì tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất ma túy thuộc trường hợp quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 248 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 4 Điều 249 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 4 Điều 250 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 4 Điều 251 hoặc thuộc trường hợp quy định tại điểm h khoản 4 Điều 252 của Bộ luật Hình sự năm 2015.”
 

Các đối tượng phạm tội mua bán trái phép chất ma túy trong vụ việc trên phải chịu trách nhiệm hình sự như thế nào? 

Nhận định của Luật sư 11, nhóm đối tượng trên đã thực hiện hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép quả, cành tươi cây thuốc phiện. 
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Lào Cai phối hợp cùng các lực lượng đã tiến hành trưng cầu giám định đối với 51kg quả cây thuốc phiện tươi và 25,6kg cành tươi cây thuốc phiện. 
Tỷ lệ phần trăm về khối lượng của quả cây thuốc phiện và cành tươi cây thuốc phiện so với mức tối thiểu đối với từng chất đó được quy định tại khoản 4 Điều 251 BLHS 2015:
- Tỷ lệ phần trăm về khối lượng của quả cây thuốc phiện so với mức tối thiểu đối với quả cây thuốc phiện được quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 251 BLHS 2015 là 34 % (51 kg so với 150kg).
- Tỷ lệ phần trăm về khối lượng của cành cây thuốc phiện so với mức tối thiểu đối với cành cây thuốc phiện được quy định tại điểm c khoản 4 Điều 251 BLHS 2015 là 34,1 % (25,6kg so với 75kg).
Vậy, cộng tỷ lệ phần trăm về khối lượng của quả cây thuốc phiện và cành cây thuốc phiện với nhau để xác định tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng của cả 02 chất ma túy là 34% + 34,1% = 68,1 % ( đây thuộc trường hợp dưới 100%).
Theo đó, tổng tỷ lệ phần trăm về khối lượng của quả cây thuốc phiện và cành cây thuốc phiện tươi so với mức tối thiểu đối với từng chất đó được quy định tại khoản 3 Điều 251 BLHS. h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.
Như vậy, hình phạt của nhóm đối tượng trên là hình phạt tù từ 15 đến 20 năm tù, theo khoản 4 Điều 5 Nghị định 19/2018/NĐ- CP và điểm h khoản 3 Điều 251 BLHS.
 
 
 
 
0.0 Đánh giá
5 0% | 0 đánh giá
4 0% | 0 đánh giá
3 0% | 0 đánh giá
2 0% | 0 đánh giá
1 0% | 0 đánh giá

  Cướp tài sản là gì? Cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng...

Đi tù vì thiếu nữ 15 tuổi đồng ý cho quan hệ tình dục Giao cấu với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi là gì? Giao cấu với người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi là hành vi của một người đã...

Đối tượng bạo hành bé 2 tháng tuổi bị xử lý hình sự thế nào? Cố ý gây thương tích là gì? Cố ý gây thương tích là hành vi cố ý xâm phạm thân thể,...

Hình phạt cho đối tượng chuyên rình cướp dây chuyền vàng  Thế nào là cướp giật tài sản? Cướp giật tài sản là hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản một cách...

Hai kẻ cướp Bitcoin trị giá 37 tỷ đồng lĩnh án chung thân Hôm qua (16/5), TAND TP HCM đã tuyên án chung thân cho Hồ Ngọc Tài và Trần Ngọc Hoàng về tội cướp Bitcoin của một doanh nhân. Hai cựu cảnh...

Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản – Đối tượng lừa “chạy án” để chiếm đoạt 100.000 USD bị xử lý thế nào? Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì? Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là...

Ngày 14/4, Công an tỉnh Hà Giang cho biết, đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng đối với Nguyễn Thị Quý (SN 1967, ở phường Lào Cai, thành phố...

Tội Cướp tài sản – Thanh niên mang súng đi cướp Ngân hàng ở Bình Dương bị xử lý thế nào? Cướp tài sản là gì? Cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực; đe dọa...

Ngày 17/4, Công an huyện Kim Bôi (tỉnh Hòa Bình) cho biết, cơ quan CSĐT công an huyện đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can Bạch Công Tình, Hiệu trưởng Trường TH&THCS xã Bình Sơn, để điều tra tội...

1

 

0979800000