Lừa đảo chiếm đoạt tài sản – bằng cách lừa làm sổ đỏ qua mạng

(Luật Sư 11) - Một số người dân ở TP Tuy Hòa (Phú Yên) mất cả trăm triệu đồng vì lỡ tin lời một số đối tượng mời chào làm sổ đỏ "từ xa", không cần đến cơ quan nhà nước.
 

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản – bằng cách lừa làm sổ đỏ qua mạng

Ngày 11/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Tuy Hòa cho biết đang tạm giữ hình sự Lê Thị Dung (36 tuổi) và Nguyễn Ngọc Phú (43 tuổi, cùng trú tại TP Tuy Hòa) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo điều tra ban đầu, bà Đ.T.L. (54 tuổi, trú tại xã Hòa Kiến, TP Tuy Hòa) quen biết Dung. Dung tự giới thiệu có thể làm được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) mà chủ đất không cần đến cơ quan Nhà nước để làm thủ tục, chỉ cần cung cấp thông tin nguồn gốc đất và thông tin cá nhân của chủ sở hữu.
"Lệ phí" Dung đưa ra là 40 triệu đồng. Bà L. đồng ý và "ứng trước" cho Dung 7 triệu đồng, số tiền còn lại, theo thỏa thuận, sẽ đưa tiếp sau khi nhận GCNQSDĐ.
Ngày 21/2, Dung đã đưa cho bà L. một GCNQSDĐ (bản photo có công chứng) nhưng vì chưa có tiền để thanh toán phần còn lại nên sổ gốc chưa được giao.
Sau đó, bà L. giới thiệu Dung với 2 vợ chồng ông T.V.Đ và bà B.T.C. (trú tại xã Hòa Kiến) để tiếp tục thỏa thuận làm 2 GCNQSDĐ theo phương thức "từ xa". Số tiền phải chi trả cho Dung là 130 triệu đồng, vợ chồng ông Đ. đưa trước 40 triệu đồng.
 
lam-gia-so-do
 
Đến ngày 23/2, Dung giao cho vợ chồng ông Đ. 2 sổ đỏ. Ông Đ. đưa thêm cho Dung 90 triệu đồng như đã thỏa thuận.
Sau đó ông Đ. mang 2 GCNQSDĐ trên đến UBND xã Hòa Kiến để xin giấy phép xây dựng nhà. Địa chính xã kiểm tra nội dung trong 2 GCNQSDĐ trên nhưng không thấy thông tin trên sổ quản lý đất đai của xã, nghi là giấy tờ giả nên báo công an.
Ít ngày sau, Dung tiếp tục liên lạc với bà L., đề nghị đưa đủ số tiền 33 triệu đồng để nhận "sổ đỏ". Đến ngày 10/3, Dung cùng người đàn ông tự xưng là cán bộ Sở TN&MT đến nhà bà L. giao GCNQSDĐ và nhận số tiền 33 triệu đồng thì bị Công an TP Tuy Hòa bắt quả tang.
Tại cơ quan điều tra, Dung và Phú thừa nhận do nợ nần nên "nổ" là quen biết với nhiều người trong sở, ban, ngành để làm "sổ đỏ" nhanh.
Dung giới thiệu Phú với tên giả là Phong, cán bộ Sở TN&MT đến đo đạc, khảo sát đất để tạo lòng tin. Sau khi có thông tin thửa đất và chủ đất, Dung liên hệ với một người tên Nam trên mạng xã hội, đặt làm GCNQSDĐ giả đưa cho người dân để chiếm đoạt tiền.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì?

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi dùng các thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác. Đây là một tội danh thuộc nhóm các tội xâm phạm sở hữu được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo BLHS
Căn cứ theo Điều 174 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017
“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
g) (được bãi bỏ)
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) (được bãi bỏ)
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) (được bãi bỏ)
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Dung và Phú phải chịu hình phạt thế nào?

Nhận định của Luật sư 11, theo báo Dân trí đưa tin, Dung và Phú lợi dụng sự thiếu hiểu biết của một số đối tượng để mời chào làm sổ đỏ "từ xa", không cần đến cơ quan nhà nước, nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hai đối tượng đã dùng thủ đoạt để lừa đảo chiếm đoạt giá trị tài sản lên đến 166 triệu đồng. Hình phạt đối với Dung và Phú là phạt tù từ 2 đến 7 năm tù giam theo điểm c khoản 2 Điều 174 BLHS.
Ngoài ra, cả hai đối tượng phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
 
 
 
 
 
0.0 Đánh giá
5 0% | 0 đánh giá
4 0% | 0 đánh giá
3 0% | 0 đánh giá
2 0% | 0 đánh giá
1 0% | 0 đánh giá

Tội cưỡng đoạt tài sản là gì? Theo Điều 170 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), tội cưỡng đoạt tài sản được định nghĩa như sau: " Điều 170. Tội cưỡng đoạt tài sản 1. Người...

Quy định của pháp luật Theo Điều 145 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi...

Các quy định của pháp luật về việc xác định tuổi của bị hại Theo điều 417 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, để xác định tuổi, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cần phải áp dụng mọi...

  Các hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội Theo Điều 98 của Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các...

  Nguyên tắc xử phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội Theo Điều 91 của Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), có bốn nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, gồm: -...

  Theo Điều 173 Bộ luật hình sự 2015, hành vi trộm cắp tài sản được quy định như sau: "Điều 173. Tội trộm cắp tài sản 1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ...

Nhân viên quán Karaoke chém khách tử vong Giết người là gì? Giết người là một tội phạm được quy định trong BLHS. Trong đó, tội giết người được hiểu là hành vi cố ý tước đoạt...

  Tội xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác là gì? Theo quy định tại Điều 289 của Bộ luật Hình sự năm 2015[1][1],...

Theo quy định tại Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015 tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông được quy định như sau: “Người có hành vi đưa lên mạng máy...

1

 

0979800000