Chi phí thuê luật sư dân sự là khoản tiền trả cho luật sư khi chúng ta mời luật sư giúp đỡ, hỗ trợ và thực hiện các công việc liên quan đến pháp luật đặc biệt là lĩnh vực dân sự. Luật sư có vai trò rất lớn để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp trong khách hàng, vì họ là những người được đào tạo và có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực dân sự dẽ dễ dàng giải quyết các vấn đề một cách tốt nhất cho khách hàng.
Chi phí thuê Luật sư dân sự?
1. Khi nào cần thuê luật sư ?
- Khi cần Trợ giúp pháp lý và giải pháp tối ưu nhất tránh những tranh chấp về sau VD: đối với công ty hoặc cá nhân khi tham gia các giao dịch dân sự, thương mại cần ký các loại hợp đồng việc trong giao dịch việc vi phạm các quy định của pháp luật hoặc là quy định các điều khoản chưa rõ ràng gây hiều lầm rất dễ xảy ra vi phạm hay là tranh chấp, việc có sự hỗ trợ của luật sự sẽ giảm trừ được bớt rủi ro khi ký kết
- Khi có các tranh chấp phát sinh mang tính chất dân sự như: Tranh chấp đất đai, tranh chấp tài sản hoặc quyền nuôi con trong ly hôn, ly hôn đơn phương, thừa kế, vay nợ, … thì nên tìm Luật sư nếu cảm thấy vụ, việc đi vào hướng bất lợi cho mình.
- Khi cần đại diện đàm phán, Luật sư có thể vào cuộc cùng, đại diện trước tòa, giúp Quý khách làm đơn từ, … Vụ, việc sẽ có kết quả tốt hơn hoặc ít nhất không bị thiệt thòi, bất công dựa theo căn cứ của pháp luật;
- Cần Luật sư để được tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan, kiểm tra tình trạng của tài sản giao dịch đảm bảo giao dịch có hiệu lực pháp lý tránh các tổn thất không đáng có cho các giao dịch mua bán tài sản như nhà, đất hay tài sản hữu hình khác…
- Khi thực hiện các thủ tục hành chính như: Thành lập mới, đầu tư nước ngoài, … Nên có Luật sư để tư vấn các vấn đề liên quan, sau đó quý khách nên thuê dịch vụ trọn gói để thủ tục được thực hiện nhanh chóng.
.png)
2. Vai trò của luật sư trong các vụ việc dân sự
- Hỗ trợ khách hàng hiểu hơn về các quy định cũng như đại diện thực hiện cho khách hàng các vấn đề về dân sự, đưa ra những giải pháp dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của mình.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng, tham gia với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự tại tòa, Luật sư có các quyền và nghĩa vụ theo như sau:
1. Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng dân sự.2. Thu thập và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án; nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.3. Tham gia việc hòa giải, phiên họp, phiên tòa hoặc trường hợp không tham gia thì được gửi văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cho Tòa án xem xét.4. Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.5. Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; trường hợp được đương sự ủy quyền thì thay mặt đương sự nhận giấy tờ, văn bản tố tụng mà Tòa án tống đạt hoặc thông báo và có trách nhiệm chuyển cho đương sự.6. Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa.7. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình.8. Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành quyết định của Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc.9. Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng.10. Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này.11. Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi người khác; được đối chất với nhau hoặc với người làm chứng.12. Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng.13. Quyền, nghĩa vụ khác mà pháp luật có quy định.
Bên cạnh đó Luật sư còn có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều đương sự trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của những người đó không đối lập nhau. Nhiều Luật sư có thể cùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một đương sự trong vụ án.
Cơ sở pháp lý: Điều 76 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
- Đại diện cho đương sự trong tố tụng dân sự, luật sư có các quyền và nghĩa vụ sau khi tham gia với tư cách người đại diện
Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự trong phạm vi mà mình đại diện.Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự theo nội dung văn bản ủy quyền
Cơ sở pháp lý: Điều 86 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
3. Các loại phí để thuê luật sư dân sự
Tùy thuộc vào các công ty cũng như cá loại vụ việc khác nhau mà mỗi công ty luật sẽ có những cách tính chi phí cho luật sư khác nhau tuy nhiên theo quy định của pháp luật thì cơ bản có các căn cứ và phương thức xác định chi phí luật sư như sau:
1. Mức thù lao được tính dựa trên các căn cứ sau đây:
a) Nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý;
b) Thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý;
c) Kinh nghiệm và uy tín của luật sư.
2. Thù lao được tính theo các phương thức sau đây:
a) Giờ làm việc của luật sư;
b) Vụ, việc với mức thù lao trọn gói;
c) Vụ, việc với mức thù lao tính theo tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ kiện hoặc giá trị hợp đồng, giá trị dự án;
d) Hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định
Cơ sở pháp lý điều 55 Luật luật sư 2006
4. Luật sư tư vấn dân sự
• Tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp luật như: Dân sự, hình sự, hôn nhân gia đình, đất đai, thừa kế, sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp, … cho cá nhân, cơ quan, tổ chức;
• Đại diện thay mặt khách hàng đàm phán, trao đổi công việc với đối tác;
• Tư vấn, soạn các loại hợp đồng, đơn từ, …;
• Tư vấn, soạn hồ sơ để tiến hành các thủ tục hành chính;
• Tư vấn, soạn hồ sơ để xin các loại giấy phép;
• Tư vấn, đại diện bảo vệ quyền lợi và tham gia giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ;
• Tư vấn, đại diện bảo vệ quyền lợi và tham gia giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh tế, thương mại (tranh chấp hợp đồng, nợ khó đòi…);
• Tư vấn, đại diện bảo vệ quyền lợi và tham gia giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực lao động (chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ luật sa thải …);
• Tư vấn, đại diện bảo vệ quyền lợi và tham gia giải quyết tranh chấp dân sự (tranh chấp tài sản, đất đai, thừa kế, hợp đồng, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng…);
• Tư vấn, hướng dẫn khách hàng khởi kiện, chuẩn bị hồ sơ theo kiện;
• Soạn thảo đơn từ, các văn bản gửi tới các cơ quan có thẩm quyền (đơn khởi kiện, các đề xuất trong quá trình tố tụng, yêu cầu thi hành án…);
• Tư vấn cách thức giải quyết tranh chấp, đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của các bên tranh chấp;
• Điều tra thu thập chứng cứ – tài liệu, kiểm tra đánh giá chứng cứ – tài liệu để trình trước Tòa;
• Soạn thảo đơn, chuẩn bị hồ sơ kiện;
• Gặp gỡ, trao đổi với các cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan trọng tài để bảo vệ tốt nhất quyền và nghĩa vụ hợp pháp cho khách hàng;
• Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân chủ trong các vụ án dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chính, hôn nhân gia đình, …;
• Tham gia tố tụng với tư cách là luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo trước tòa nhằm minh oan hoặc giảm nhẹ mức án cho bị can, bị cáo.
• Đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng và nhiều nội dung công việc khác…
Có được thừa kế DNTN không? Luật sư Nguyễn Thành Huân, Giám đốc Công Ty Luật Sư 11 cho biết: Luật doanh nghiệp 2020 quy định rõ về định nghĩa, quyền và nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân...
