Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính...
Bộ đội biên phòng có thẩm quyền khám phương tiện vận tải khi không có quyết định khám xét hay không?
Biện pháp khám phương tiện vận tải có phải là một trong các phương pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính?
Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chínhTrong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp sau đây theo thủ tục hành chính:1. Tạm giữ người;2. Áp giải người vi phạm;3. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề;4. Khám người;5. Khám phương tiện vận tải, đồ vật;6. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;7. Quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất;8. Giao cho gia đình, tổ chức quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính;9. Truy tìm đối tượng phải chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong trường hợp bỏ trốn.
Bộ đội biên phòng có thể khám phương tiện vận tải khi không có quyết định khám xét hay không?
Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính1. Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.2. Những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này có quyền khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính.3. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tiến hành khám ngay thì tang vật vi phạm hành chính sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy, thì ngoài những người quy định tại khoản 2 Điều này, chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, chiến sĩ bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức thuế, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường, thanh tra viên đang thi hành công vụ được khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính và phải báo cáo ngay cho thủ trưởng trực tiếp của mình và phải chịu trách nhiệm về việc khám.4. Việc khám phương tiện vận tải, đồ vật phải có quyết định bằng văn bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.Khi tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật phải có mặt chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải và 01 người chứng kiến; trong trường hợp chủ phương tiện, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vắng mặt thì phải có ít nhất 01 người chứng kiến.5. Mọi trường hợp khám phương tiện vận tải, đồ vật đều phải lập biên bản. Quyết định khám và biên bản phải giao cho chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vận tải 01 bản.
Mẫu biên bản khám phương tiện vận tải trong xử lý vi phạm hành chính hiện nay đang sử dụng theo mẫu nào?
Biểu mẫu sử dụng trong xử lý vi phạm hành chính1. Ban hành kèm theo Nghị định này Phụ lục về mẫu biên bản và mẫu quyết định để sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính.2. Biểu mẫu sử dụng trong áp dụng biện pháp xử lý hành chính được ban hành kèm theo các Nghị định quy định cụ thể về chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính.3. Trong trường hợp cần thiết, để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ có thể ban hành các biểu mẫu khác, ngoài các biểu mẫu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, để sử dụng trong ngành, lĩnh vực mình, sau khi có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.4. Biểu mẫu sử dụng trong xử lý vi phạm hành chính được lưu trữ bằng giấy và lưu trữ dưới dạng điện tử. Cơ quan, người có thẩm quyền có thể sử dụng mẫu được in sẵn hoặc tự in các mẫu, quản lý và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.5. Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, đầy đủ trong việc in ấn, phát hành, quản lý và sử dụng các biểu mẫu ban hành theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Đánh bài vào dịp Tết Âm lịch bị phạt có nặng không? Căn cứ vào Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi đánh bạc trái phép như sau: Hành vi đánh bạc trái...
Thời hạn Thẩm phán ra quyết định đình chỉ việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng là bao lâu? Căn cứ Điều 13 Pháp lệnh...
Những trường hợp nào xe máy chạy chậm sẽ bị xử phạt? Mức xử phạt là bao nhiêu? Căn cứ theo điểm q khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm d khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi...
Trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc được thăm gặp thân nhân mỗi tháng mấy lần? Theo quy định Điều 39 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định về chế độ thăm gặp thân nhân của trại viên cơ sở giáo dục bắt...
Các hình thức kỷ luật đối với trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc vi phạm nội quy là gì? Theo Điều 38 Nghị định 140/2021/NĐ-CP quy định về các hình thức kỷ luật đối với trại viên vi phạm nội quy...
Vậy tự chế pháo nổ dịp Tết Nguyên đán 2023 bị xử phạt hành chính như thế nào? Tại Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo đã có quy định nghiêm cấm...
Việc ra quyết định khám người theo thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của những đối tượng nào? Căn cứ khoản 2 Điều 127 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy đinh về việc khám người theo thủ tục...
Trường hợp nào áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc? Căn cứ Điều 94 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (một số quy định được sửa đổi bởi khoản 48 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm...
18 hành vi nào bị nghiêm cấm đối với học sinh trường giáo dưỡng? Căn cứ tại Điều 2 Nội quy trường giáo dưỡng ban hành kèm theo Thông tư 47/2022/TT-BCA quy định 18 hành vi sau bị nghiêm cấm đối với...
